9 cách quản lý tài chính cá nhân thông minh, hiệu quả

Không quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu mà quan trọng là bạn có thể giữ được bao nhiêu tiền và làm thế nào để tiền phục vụ bạn, để “tiền đẻ ra tiền”. Việc quản lý tài chính là một kỹ năng vô cùng quan trọng giúp bạn thực hiện điều này. Dưới đây là tổng hợp những kỹ năng quản lý nguồn tiền hiệu quả từ những “bậc thầy” thành công.

Xác định các nguồn thu

Việc đầu tiên khi bắt tay vào quản lý tài chính đó chính là liệt kê chi tiết tất cả các nguồn thu nhập mà bạn có. Điều này giúp bạn dễ tính toán, phân bổ các khoản chi tiêu một cách hợp lý.

Lên kế hoạch chi tiêu

Thực trạng hiện nay mà nhiều người gặp phải là không thể phân bổ chi tiêu hợp lý, phần lớn họ không cân đối được những khoản thu và chi của mình. Người trẻ nếu muốn quản lý tài chính hiệu quả nên hình thành thói quen kiểm soát chi tiêu mỗi ngày và lập kế hoạch theo tháng, năm.

Việc này giúp bạn xác định đâu là khoản chi cần thiết và đâu là các khoản có thể cắt giảm. Ví dụ, mỗi tháng bạn tốn một khoản tiền nhất định cho các nhu cầu thiết yếu gồm: ăn uống, xăng xe, nhà ở,… Đó là những khoản không thể cắt giảm. Ngược lại, bạn có thể giảm bớt một số khoản chi phí cho việc mua sắm, xem phim, giải trí, tụ họp bạn bè,…

Lên kế hoạch chi tiêu giúp quản lý tài chính hiệu quả

Chi tiêu ít hơn thu nhập

Nếu bạn cảm thấy việc lập kế hoạch chi tiêu quá khó, bạn có thể bắt đầu với nguyên tắc chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được để có thể tích lũy được 1 phần tiền để sử dụng cho các mục tiêu sau này.

Các chuyên gia khuyến nghị không nên tiêu quá 10% tổng số tiền kiếm được. Ví dụ thu nhập mỗi tháng của bạn là 10 triệu đồng, bạn không nên mua một đôi giày có trị giá hơn 1 triệu đồng.

Không lạm dụng thẻ tín dụng

Một nguyên tắc bạn không thể bỏ qua nếu muốn quản lý tài sản hiệu quả đó là nói không với thẻ tín dụng. 

Thẻ tín dụng với đặc điểm “tiêu trước trả sau” dễ khiến bạn dễ chi tiêu quá tay và rơi vào trạng thái “trả nợ” vào mỗi kỳ thanh toán dư nợ. Bên cạnh đó, với những ưu đãi hấp dẫn cho người dùng thẻ, bạn có thẻ bị cuốn vào các đợt “flash sale” mua sắm, chi tiêu vượt mức cho phép và sẽ có thêm các khoản bội chi cần thanh toán.

Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng để giảm bớt các khoản bội chi cần thanh toán

Tuân thủ, kiên nhẫn, linh hoạt khi chi tiêu

Sự tuân thủ trong chi tiêu là bài toán quyết định hiệu quả trong quản lý tài chính. Bên cạnh đó, nó đòi hỏi một quá trình kiên nhẫn và thực hiện lâu dài, bạn cần tạo cho bản thân thói quen chi tiêu tiết kiệm, đúng kế hoạch.

Tuy nhiên, cũng không nên quá máy móc, có những việc cần thiết bạn vẫn có thể nới lỏng chi tiêu trong tháng. Mặt khác, mỗi người có các khoản chi khác nhau, bạn không nên áp đặt mình phải tiết kiệm bao nhiêu và chỉ được chi bao nhiêu, hãy cân đối sao cho phù hợp nhất với bản thân.

Tiết kiệm 10-15% tổng thu nhập

Bạn nên tiết kiệm ít nhất từ 10 – 15% trên tổng số nguồn thu nhập hàng tháng của mình. Việc này có hiệu quả cực kỳ cao đối với những người mới bắt đầu thực hiện quản lý tài chính. Sau đó, bạn có thể nâng dần mức tiết kiệm mỗi tháng tùy vào thu nhập hiện tại.

Đầu tư sinh lời từ nguồn tiền nhàn rỗi

Khoản dự phòng ngoài chức năng “cứu” bạn khỏi những rủi ro trong tương lai, còn là khoản tiết kiệm bạn có thể sử dụng để đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, việc đầu tư cần có sự tìm hiểu kĩ càng để tránh bị lỗ.

Bạn có thể lựa chọn các kênh đầu tư tài chính để học hỏi kinh nghiệm đầu tư hoặc nhờ tới sự trợ giúp của công nghệ hiện đại.

Sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời

Truy cập vào VegaFintech để tìm hiểu hơn về tác dụng của công nghệ với đầu tư.

Đầu tư cho bản thân

Đầu tư cho bản thân như mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, quỹ phòng hộ không chỉ giúp bảo vệ tài chính của bạn trước các rủi ro mà còn kết hợp thêm quyền lợi tích lũy và đầu tư. Việc này vừa giúp bạn gia rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lý lại vừa có một nguồn tiền dành cho việc nghỉ hưu.

Tìm thêm nguồn thu nhập

Bạn có thể nâng cao mức sống của bản thân bằng cách kiếm thêm nguồn thu nhập cá nhân. Nguồn thu này có thể tới từ việc làm thêm, kinh doanh, nghề tay trái… Tuy nhiên bạn cũng cần cân đối thời gian giữa công việc và nghỉ ngơi, sinh hoạt hàng ngày.

Trên đây là 9 nguyên tắc quản lý tài chính được tổng hợp lại, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều mẹo chi tiêu phù hợp, tiết kiệm. Đừng quên truy cập Appvaytien.net mỗi ngày nhé.