Chơi hụi, hội, họ, phường,… là hình thức về giao dịch tiền phổ biến, mỗi địa phương sẽ có cách gọi khác nhau tuy nhiên cách thức chơi thì có sự tương đồng. Ở bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu để các bạn hiểu được chơi hụi là như thế nào, có hợp pháp không? Chia sẻ của Appvaytien.net cụ thể về cách chơi để qua đó bạn đọc có thể nắm được thông tin, giải đáp được thắc mắc nên chơi hụi hay gửi ngân hàng.
1. Chơi hụi là gì? Chơi hụi có hợp pháp không?
Hụi là cách gọi cho một hoạt động góp vốn tương trợ lẫn nhau trong việc làm ăn, buôn bán, những người tham gia chủ yếu dựa vào sự tin tưởng, đóng hụi hàng tháng và nhận lãi từ những người cùng chơi.
Hiểu một cách đơn giản, chơi hụi cần có chủ hụi, người này sẽ mời mọi người tham gia, những người này được gọi là con hụi. Tại đây, các con hụi sẽ đóng tiền, tài sản có giá hàng tháng cho chủ hụi, Mỗi tháng sẽ có người hốt hụi và thời gian thường sẽ quay vòng đủ theo số lượng người tham gia. Một điểm đặc biệt chính là dây hụi thường không giới hạn người tham gia.
Chơi hụi là như thế nào?
Một vài thuật ngữ cần nắm được nếu muốn chơi hụi làm giàu như sau:
– Dây hụi: Chỉ hệ thống gồm nhiều người tham gia chơi
– Chủ hụi: Người cầm đầu tổ chức, chịu trách nhiệm thu tiền và xử lý các việc liên quan tới số tiền hụi hàng tháng.
– Con hụi: Những người tham gia chơi
– Đóng hụi: Theo quy định, hàng tháng con hụi sẽ phải nộp 1 khoản theo quy định
– Hốt hụi: Chỉ thời gian con hụi nhận được tiền sau khi đóng
– Bể hụi: Một hoặc vài con hụi không đóng tiền, rút khỏi đường dây gây ảnh hưởng cho người khác
– Giựt hụi: Chủ hụi lừa đảo, tới thời gian nhận tiền nhưng không tìm được người
– Hụi chết: Chỉ con hụi đã hốt rồi và đang trả lãi cho những kỳ sau.
– Hụi sống: Chỉ con hụi chưa hốt tiền, đang nhận lãi từ người hốt trước.
Nói chung thì chơi hụi là hình thức tự phát của người dân dựa trên sự tín nhiệm, tuy nhiên dù thế nào thì chúng ta cũng phải làm việc tuân theo pháp luật. Vậy thì chơi hụi có hợp pháp không?
Tại điều 471 theo luật dân sự năm 2015 đã công nhận về hình thức chơi hụi. Theo đó, khâu tổ chức cũng cần tuân theo những quy định của pháp luật, đặc biệt nghiêm cấm hành vi tổ chức hụi để cho vay nặng lãi, lừa đảo hay chiếm đoạt tài sản của người khác.
Vậy nên, nếu bạn chơi hụi nhằm mục đích tương trợ giúp đỡ lẫn nhau thì còn được pháp luật bảo vệ về mức lãi suất. Cụ thể mức lãi khi chơi không vượt quá 20%/năm.
2. Cách chơi hụi 5 triệu
Hiện nay có 2 hình thức chơi phổ biến là chơi hụi tính lãi và chơi hụi không tính lãi. Để những người mới tham gia hoặc chưa hiểu rõ về hình thức này thì chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chơi hụi 5 triệu.
Cách chơi hụi 5 triệu không tính lãi
Cách chơi hụi không tính lãi
Ví dụ: Dây hụi 5 triệu/1 tháng, có 10 con hụi tham gia, kỳ đóng hụi 3 ngày/lần, mở hụi theo tháng (30 ngày). Như vậy 1 kỳ mỗi con hụi sẽ phải đóng 50.000 đồng, kỳ mở hụi đầu tiên, con hụi nào hốt hụi sẽ nhận được 50.000 x 10 x 10 = 5 triệu
Sau khi hốt hụi, người này vẫn tiếp tục đóng cho tới khi toàn bộ con hụi trong dây đều nhận được tiền. Hình thức chơi hụi này giống như vay tiền trả góp với người nhận đầu, còn người hốt cuối giống như tích góp tiền vậy.
Cách chơi hụi 5 triệu tính lãi
Chơi hụi tính lãi là cách chơi phổ biến, người cần tiền hốt trước thì phải trả lãi cho các con hụi sau, mà người dư dả tài chính hốt hụi cuối thì nhận về nhiều lãi.
Hướng dẫn cách chơi hụi làm giàu
Ví dụ: Dây hụi 5 triệu/1 tháng, có 10 con hụi tham gia, kỳ đóng hụi 3 ngày/lần, mở hụi theo tháng (30 ngày), 1 kỳ mỗi con hụi sẽ phải đóng 50.000 đồng.
Giả sử A muốn hốt hụi đầu tiên, A sẽ thỏa thuận trả lãi 45.000 đồng/ kỳ, như vậy trong kỳ mở hụi đầu tiên A sẽ nhận 5 triệu, từ lúc hốt hụi tới khi kết thúc A phải đóng số tiền là 50.000 + 45.000 = 95.000 đồng. Lãi suất A đóng sẽ trừ vào tiền đóng hụi của các con hụi khác, theo đó 9 con hụi còn lại mỗi tháng sẽ đóng 50.000 – 45.000/9 = 45.000 đồng.
Tới kỳ mở hụi thứ 2, B muốn hốt hụi, mức lãi mà B đóng sẽ là 40.000 đồng/kỳ, như vậy mỗi kỳ B sẽ đóng 45.000 + 40.000 = 85.000 đồng, 8 người còn lại sau khi được trừ lãi mà B đóng thì chỉ cần góp 45.000 – 40.000/8 = 40.000 đồng.
Lưu ý rằng khoản lãi này sẽ là thỏa thuận giữa các con hụi và chủ hụi, người hốt hụi càng muộn thì càng nhận được số tiền nhiều tuy nhiên thì cũng khá nguy hiểm vì có khả năng bị bể hụi, giựt hụi.
3. Nên chơi hụi hay gửi tiền ngân hàng?
Nên chơi hụi hay gửi ngân hàng kiếm được nhiều tiền hơn?
Nhiều người vẫn truyền tai nhau, muốn lãi nhiều, nhanh giàu thì chơi hụi, vậy bạn đọc có đang phân vân về vấn đề này. Giả sử như bạn đang có 1 khoản tiền nhàn rỗi thì nên mang gửi ngân hàng hay tham gia chơi hụi?
Nếu như chơi hụi thì bạn sẽ nhận được mức lãi cao nếu hốt hụi cuối, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể là mất trắng, chưa kể tới nếu như không ai chịu hốt hụi đầu mà ngẫu nhiên bạn là người hốt đầu thì sẽ phải chịu 1 khoản lãi tương đối cao. Bên cạnh đó, thời gian hốt hụi cũng linh động, nếu như cần tiền bạn chỉ cần thông báo trước với mọi người trong dây hụi là được.
Còn với gửi ngân hàng, một khi đã lựa chọn kỳ hạn thì bạn sẽ trở thành người bị động với khoản tiền gửi, nếu rút trước hạn sẽ bị mất toàn bộ lãi trước đó và đặc biệt, lãi suất tiền gửi ngân hàng không quá cao.
Xem thêm: Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất
Như vậy, qua những chia sẻ này từ chúng tôi thì chắc bạn đọc cũng hiểu được chơi hụi là hợp pháp và cũng là 1 trong những cách để vay vốn nhanh chóng hoặc tiết kiệm cá nhân có lãi. Để đảm bảo an toàn khi tham gia chơi hụi hàng tháng thì bạn nhớ lựa chọn chủ hụi uy tín hoặc có quen biết nhé.