Chấm điểm tín dụng là gì? Những lợi ích khi ứng dụng công nghệ chấm điểm tín dụng vào hoạt động của các ngân hàng, đơn vị tài chính phải kể đến như giảm rủi ro, tăng tính minh bạch, tiết kiệm thời gian, chi phí…
Tìm hiểu về chấm điểm tín dụng
Khái niệm
Chấm điểm tín dụng là phương pháp cải tiến, thay thế việc đánh giá theo cách thủ công và dễ sai sót bằng một phương pháp cho kết quả trung lập, dựa trên xác suất thống kê.
Điểm tín dụng là kết quả của mô hình phân tích tiên tiến, “tóm tắt” các thông tin tín dụng của khách hàng, đồng thời diễn giải nó thành một số có ba chữ số, định lượng mức độ rủi ro khi thực hiện giao dịch với họ như giao dịch tài chính, bảo hiểm, tuyển dụng.
Nhờ có kết quả chấm điểm tín dụng, các ngân hàng, tổ chức cho vay có thể nhanh chóng đưa ra quyết định một cách khách quan. Đặc biệt, các tổ chức này giữ quyền kiểm soát hoàn toàn đối với quyết định cho vay và đặt ra mức điểm riêng của từng đơn vị.
Chấm điểm tín dụng giúp thay thế đánh giá theo cách thủ công, dễ sai sót
Tầm quan trọng của chấm điểm tín dụng
Có thể khẳng định, hiện nay chấm điểm tín dụng đóng vai trò thiết yếu đối với sự tăng trưởng kinh tế bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận thị trường tín dụng, giảm chi phí tín dụng, giảm nợ quá hạn.
Chấm điểm tín dụng còn là chìa khóa để khách hàng có thể sở hữu nhà ở, vay tiêu dùng; giúp tăng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với các nguồn lực tài chính, giảm chi phí và quản lý rủi ro hiệu quả.
Đối với nền kinh tế quốc gia, việc chấm điểm tín dụng giúp điều hòa hoạt động tiêu dùng trong các giai đoạn thất nghiệp mang tính chu kỳ, giảm sự biến động của các chu kỳ kinh doanh.
Hiện nay, việc chấm điểm tín dụng được ứng dụng nhiều trong các ngân hàng, đơn vị tài chính bởi chúng mang tới nhiều lợi ích về kinh tế, đồng thời tăng tính minh bạch trong quá trình đưa ra quyết định.
Lợi ích của công nghệ chấm điểm tín dụng với ngân hàng, đơn vị tài chính
Giúp ngân hàng, đơn vị tài chính đánh giá rủi ro
Công nghệ chấm điểm tín dụng giúp cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Việc này giúp ngân hàng/ tổ chức tín dụng xác định được mức độ rủi ro trong việc cho vay tiền, từ đó đưa ra quyết định có nên cho khách hàng vay hay không.
Ngân hàng, đơn vị tài chính giảm bớt rủi ro khi ứng dụng công nghệ chấm điểm tín dụng vào đánh giá khách hàng
Các bước đánh giá rủi ro của công nghệ chấm điểm tín dụng:
– Thu thập thông tin: Ngân hàng/ đơn vị tài chính thu thập thông tin khách hàng: lịch sử tín dụng, lịch sử làm việc, hồ sơ tài chính, các thông tin khác phục vụ quá trình đánh giá khả năng trả nợ.
– Đánh giá thông tin: Ngân hàng/ đơn vị tài chính dựa vào các thông tin đã thu thập để đánh giá khả năng và mức độ rủi ro trong việc cho vay.
– Áp dụng mô hình đánh giá tín dụng: Ngân hàng/ đơn vị tài chính thu thập sử dụng mô hình đánh giá để xác định điểm tín dụng của khách hàng. Mô hình này sử dụng các thông tin đã được thu thập để đưa ra dự đoán về khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai.
– Xếp hạng khách hàng: Sau khi tính toán điểm tín dụng, ngân hàng/ đơn vị tài chính xếp hạng khách hàng dựa trên số điểm số đó. Điểm càng cao thể hiện khả năng trả nợ càng tốt và ngược lại.
– Ra quyết định cho vay: Dựa trên số điểm tín dụng, ngân hàng/ đơn vị tài chính sẽ ra quyết định cho vay hoặc từ chối, đồng thời ra quyết định lãi suất và điều kiện cho vay.
Như vậy, chấm điểm tín dụng giúp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và đưa ra quyết định cho vay hay không, từ đó giúp doanh nghiệp đánh giá rủi ro, quản lý tốt hơn việc cho vay tiền.
Giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, đơn vị tài chính
Dựa trên thông tin khách hàng, chấm điểm tín dụng giúp các ngân hàng đưa ra quyết định cho vay/không cho vay, từ đó giảm thiểu rủi ro về sau.
Dựa vào điểm tín dụng, doanh nghiệp có thể quyết định cho hoặc không cho khách hàng vay
Tăng tính minh bạch khi cho vay tiền
Chấm điểm tín dụng giúp tăng tính minh bạch trong quá trình cho vay tiền. Điểm tín dụng giúp khách hàng hiểu mức độ của họ trong việc trả nợ, giúp ngân hàng và tổ chức tài chính đưa ra quyết định cho vay/ từ chối cho vay dựa trên các thông tin của khách hàng đã được thu thập.
Tăng cơ hội cho khách hàng vay tiền
Điểm tín dụng cao đồng nghĩa khách hàng có khả năng trả nợ tốt, có cơ hội vay tiền với mức lãi suất thấp hơn. Nếu điểm tín dụng của khách hàng tốt, ngân hàng/đơn vị tài chính có thể cung cấp các khoản vay lớn và điều khoản vay tốt hơn.
Tiết kiệm thời gian, chi phí
Chấm điểm tín dụng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong quá trình đánh giá khách hàng. Ứng dụng công cụ và mô hình đánh giá giúp doanh nghiệp có thể đánh giá khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu thời gian và chi phí cho người dùng.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về lợi ích của chấm điểm tín dụng đối với ngân hàng, đơn vị tài chính. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức mới, hữu ích.
Đừng quên truy cập vào Appvaytien.net để cập nhật thêm nhiều kiến thức tài chính hay nhé!