Đòn bẩy tài chính trong chứng khoán được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là các nhà đầu tư F0 ít vốn nhưng muốn đầu tư nhiều thường tìm tới công cụ này. Vậy thì đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là gì? Nhà đầu tư cần lưu ý điều gì khi giao dịch chứng khoán có đòn bẩy tài chính? Cùng tìm hiểu ngay với chúng tôi nhé.
1. Đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là gì?
Đòn bẩy tài chính là việc bạn sử dụng vốn vay để đầu tư kiếm lời thay vì sử dụng hoàn toàn nguồn vốn có sẵn của bản thân.
Như vậy, đòn bẩy tài chính trong chứng khoán bạn có thể hiểu đơn giản chính là việc nhà đầu tư đi vay tiền để đầu tư vào chứng khoán. Việc sử dụng đòn bẩy một cách khôn ngoan sẽ giúp nhà đầu tư kiếm được mức lời khá lớn.
Những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính trong chứng khoán phái sinh phần lớn là những nhà đầu tư mạo hiểm, thích lướt sóng hoặc những f0 mới đầu tư, nguồn vốn chưa lớn nhưng muốn mua nhiều.
Không chỉ nhà đầu tư mà các doanh nghiệp cũng sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh, kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và vốn ngân hàng để trăng tỉ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong chiến lược kinh doanh, ai cũng muốn sử dụng đòn bẩy tài chính để không phải dùng vốn hiện có mà vẫn có thể đầu tư theo mục đích của mình.
Nhà đầu tư và doanh nghiệp đều muốn sử dụng đòn bẩy tài chính
Ngoài tìm hiểu về khái niệm đòn bẩy tài chính, bạn cần quan tâm tới cả những chỉ số đòn bẩy tài chính trong chứng khoán gồm có:
– Hệ số nợ/Vốn (D/C): Hệ số này cung cấp cho các nhà đầu tư tài chính cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp. Nơi nào có tỷ lệ nợ trên vốn cao hơn so với mức bình quân ngành thì nơi đó có thể có tình hình tài chính không khả quan.
– Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu (D/E): Chỉ số này phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp, cho biết tỷ lệ nợ và vốn sở hữu mà doanh nghiệp dùng để chi trả cho hoạt động của mình. D/E được xem là tỷ lệ đòn bẩy tài chính phổ biến nhất.
– Chỉ số chi trả lãi vay (EBIT/Chi phí lãi vay): Chỉ số này cho biết lợi nhuận trước thuế và khoản vay đảm bảo. Hệ số chi trả lãi vay lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp có khả năng trả lãi và ngược lại.
2. Ảnh hưởng của đòn bẩy thị trường trong chứng khoán
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, đòn bẩy tài chính được áp dụng chủ yếu trong thời kỳ thị trường tăng trưởng. Đòn bẩy tài chính được đánh giá là một trong những tác nhân khiến cho chỉ số chứng khoán biến động rất mạnh.
Tác động của đòn bẩy đến thị trường chứng khoán
Những tác động của nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính ảnh cũng có nhiều ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán. Khi thị trường chứng khoán đi xuống, nhà đầu tư sẽ lập tức bán ra khi chạm ngưỡng cắt lỗ của mình để giảm thiểu rủi ro. Điều này tạo ra một lượng cung áp đảo cầu và khiến các chỉ số tiếp tục đi xuống sâu hơn.
Ngược lại, sau khi tạo đáy và đi lên, thị trường chứng khoán cũng sẽ gặp những lực cản mạnh từ những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính.
3. Những lưu ý về giao dịch chứng khoán khi có đòn bẩy tài chính
Khi có đòn bẩy tài chính thì nhà đầu tư nên giao dịch như thế nào? Dưới đây sẽ là một vài lưu ý để nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy hiệu quả:
– Sử dụng đòn bẩy với nhóm cổ phiếu có vốn hóa vừa và lớn
Nhà đầu tư chứng khoán nên ưu tiên sử dụng đòn bẩy với những nhóm cổ phiếu có vốn hóa vừa và lớn để tránh mất thanh khoản.
Thường thì các F0 chứng khoán thường sử dụng đòn bẩy tài chính vào nhóm cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ, mà những nhóm này thường biến động mạnh nên rủi ro rất cao, thậm chí rơi vào những phiên bám sàn liên tiếp mà nhà đầu tư không thể bán được.
Nếu nhà đầu tư có xu hướng đòn bẩy tài chính tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có thể tạo ra rủi ro ngắn hạn. Nhìn vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư có thể thấy được rất nhiều cổ phiếu đầu cơ tăng nóng, giá dưới 10.000 đồng/cổ phiếu có thể tăng lên rất cao chỉ trong vài tuần. Trong trường hợp này, nếu nhà đầu tư không dứt khoát cắt bớt đòn bẩy tài chính; khi ro tăng cao thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng còn kéo dài.
Cách dùng đòn bẩy tài chính trong chứng khoán hiệu quả
– Xác định xu hướng thị trường trước khi dùng đòn bẩy tài chính
Nhà đầu tư nên xác định sử dụng đòn bẩy tài chính khi thị trường chứng khoán có xu hướng tăng trong ngắn và trung hạn để đảm bảo an toàn.
– Không lạm dụng đòn bẩy tài chính và biết điểm dừng
Bất kể cơ hội đầu tư nào cũng tiềm ẩn các rủi ro; nên việc sử dụng đòn bẩy chứng khoán Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhà đầu tư khi đi vay cần biết điểm dừng và lường trước được những rủi ro có thể gặp phải.
Chỉ khi nhà đầu tư dự báo chính xác xu hướng của thị trường; phân tích đúng và chọn đúng mã cổ phiếu thì mới gia tăng lợi nhuận khi dùng đòn bẩy tài chính. Nếu dự báo sai chiều hướng thị trường; nhà đầu tư sẽ chịu rủi ro mất vốn và rơi vào cảnh nợ nần nếu sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về đòn bẩy tài chính trong giao dịch chứng khoán. Đòn bẩy chỉ nên áp dụng với những nhà đầu tư có kinh nghiệm; f0 chứng khoán nếu sử dụng đòn bẩy tài chính chỉ nên áp dụng với kiểu mua lướt sóng chứ đừng học cách đầu tư lâu dài nếu không dự báo trước được thị trường. Chúc các bạn đầu tư an toàn và hiệu quả!
Tìm hiểu thêm nhiều những thông tin thú vị về tài chính cũng như những thông tin xoay quanh tài chính tại appvaytien.net bạn nhé!