Xu hướng của chính sách tiền tệ năm 2024

Chính sách tiền tệ có  tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc phân bổ nguồn tiền, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Tại Việt Nam hiện nay, để đảm bảo ổn định kinh tế, ổn định xã hội, tạo tiền đề cho kinh tế hồi phục sau dịch bệnh, Nhà nước hiện cũng đã thực hiện nhiều chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có chính sách tiền tệ. Vậy chính sách tiền tệ là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chính sách tiền tệ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu

Sau đại dịch COVID-19, lạm phát đã tăng cao trên phạm vi toàn cầu, nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng bị kìm nén trong mùa dịch bật tăng trở lại, trong khi nguồn cung không thể đáp ứng kịp nhu cầu gia tăng này.

Chính sách tiền tệ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu

Sau đại dịch COVID-19, lạm phát đã tăng cao trên phạm vi toàn cầu, nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng bị kìm nén trong mùa dịch bật tăng trở lại, trong khi nguồn cung không thể đáp ứng kịp nhu cầu gia tăng này.

Cụ thể, lạm phát được thúc đẩy bởi các gói kích thích kinh tế trị giá hàng tỷ USD của chính phủ Mỹ cũng như nhu cầu bị dồn nén và các khoản tiết kiệm của người dân tích lũy trong những ngày thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống COVID-19. Đây là lý do giải thích tại sao lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao trong những năm qua kể từ khi đại dịch bắt đầu và đó cũng là lý do buộc các NHTW phải liên tục tăng lãi suất để kéo giảm lạm phát.

Trong chu kỳ thắt chặt chính sách lần này, điều kiện tài chính biểu lộ hai giai đoạn chủ yếu. Trong giai đoạn đầu, kéo dài từ năm 2021 cho đến cuối năm 2022, các động thái thắt chặt tài chính được tiến hành theo sau chính sách tiền tệ thắt chặt, các chỉ số tài chính tăng dần và diễn ra theo kỳ vọng. Tại các nước trên thế giới, lãi suất ngắn hạn và dài hạn đều tăng, chênh lệch lợi suất trái phiếu doanh nghiệp mở rộng, giá cổ phiếu lao dốc.

Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ cuối năm 2022, với xu hướng khác biệt tăng dần giữa các nước, mặc dù lãi suất chính sách tiếp tục tăng. Gần đây nhất, điều kiện tài chính tại Mỹ được nới lỏng và đến nay đã trở lại vùng thấp nhất trong lịch sử. Tại các nước mới nổi (EMEs), điều kiện tài chính cũng được nới lỏng, nhưng ở mức độ thấp hơn. Tại những nước phát triển (AEs) khác, điều kiện tài chính tiếp tục thắt chặt và vượt mức trung bình lịch sử.

Chính sách tiền tệ của FED hiện nay

Để đối phó với đại dịch COVID-19, ngày 15/3/2020, FED đã giảm lãi suất cơ bản từ 1,5-1,75% xuống gần bằng 0%, đồng thời triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ nền kinh tế bao gồm mua nợ chính phủ, doanh nghiệp và chứng khoán các loại.

Từ tháng 3/2022, FED liên tục thực hiện các đợt tăng lãi suất dồn dập với quy mô chưa có tiền lệ nhằm giảm lạm phát, lạm phát cơ bản tại Mỹ đã quay đầu giảm từ đỉnh điểm 9,1% thiết lập vào giữa tháng 6/2022, trùng với diễn biến lạm phát toàn cầu (giảm từ đỉnh cao 11,6% vào tháng 6/2022 xuống 5,3% trong tháng 6/2023 và đang tiếp tục giảm trên diện rộng). Điều này cho thấy, động thái chính sách của FED ít nhiều đã gây tác động lan tỏa đến phần còn lại trên thế giới. Do lạm phát giảm dần, nên FED đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách 5,25-5,50% kể từ cuộc họp tháng 9/2023, được kỳ vọng là sẽ chấm dứt chuỗi 11 đợt tăng lãi suất liên tiếp.

Chính sách tiền tệ của FED hiện nay

Chính sách của ECB và xu hướng 2024

ECB cần lưu tâm đến tác động của hai tác nhân này đến nền kinh tế. Với quy mô điều chỉnh chính sách, cần có thêm thời gian để theo dõi tác động này.

Với những lý do trên đây, ECB quyết định giữ nguyên các mức lãi suất chính sách và có thể chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất. Đồng thời, dựa trên đánh giá gần đây, ECB sẽ cân nhắc điều chỉnh lãi suất chủ chốt ở mức để có thể đưa lạm phát trở lại mục tiêu đề ra trong giai đoạn trung hạn. Ngoài ra, tiếp tục theo dõi chặt chẽ rủi ro lạm phát dai dẳng. Nói cách khác, ECB tiếp tục thận trọng và có đối sách thích hợp cho đến khi có bằng chứng là lạm phát bền vững trở lại theo mục tiêu đề ra.

Trong tháng 11/2023, lạm phát tại khu vực đồng Euro giảm xuống 2,4%, thấp hơn dự báo trong tháng thứ ba liên tiếp, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021 và đang giảm dần về mục tiêu 2% của ECB. Nhiều doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế đang mong đợi, ECB sẽ bắt đầu giảm lãi suất từ giữa năm 2024, tránh những thiệt hại không cần thiết đối với hoạt động kinh tế và rủi ro đối với sự ổn định tài chính. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế của Reuters cho rằng, ECB sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng sớm nhất cũng phải bắt đầu từ tháng 7/2024.

Trái lại, Thống đốc NHTW Đức, Joachim Nagel cho rằng, lạm phát giảm “đáng khích lệ” hiện nay chưa đủ để loại trừ khả năng chi phí đi vay có thể còn tăng cao hơn nữa và còn quá sớm để tính đến khả năng giảm lãi suất cơ bản. Lập luận này đã nhận được sự ủng hộ từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), khi cho rằng, ECB và BoE sẽ không thể giảm bớt chi phí đi vay cho đến năm 2025 do lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao bởi áp lực tiền lương. Các NHTW cũng nhận thức rõ rằng, bối cảnh nhu cầu chậm lại, hoạt động kinh tế trầm lắng, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và thiệt hại tiếp tục kéo dài đối với những người nắm giữ tài sản thế chấp sẽ gây áp lực chính trị buộc phải giảm lãi suất. Đó là trường hợp đặc biệt, khi Anh đang bước vào một năm bầu cử.