Có nên đầu tư vàng khi tình trạng lạm phát gia tăng?

Việc lạm phát gia tăng là vấn đề ảnh hưởng rất lớn tới nên kinh tế cũng như sự phát triển của tất cả các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu rằng lạm phát tăng cao thì có nên đầu tư vào vàng hay không?

Các kênh đầu tư đang được nhiều người quan tâm khi lạm phát ngày càng gia tăng như trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản, vàng… Liệu rằng các nhà đầu tư mới nên đầu tư vào kênh nào để an toàn nhất cho khoản đầu tư của mình.

Trong năm 2021 và đầu năm 2022 giá vàng đã có những điều chỉnh lớn với những lần tăng giá cao trên thị trường. Tuy nhiêu, liệu rằng giá vàng đang bị đẩy cao trên thị trường và khiến cho thị trường bị ảnh hưởng, gây vỡ bong bóng hay không.

1. Tình hình lạm phát gia tăng

Chuyên gia Dragon Capital cho rằng việc mua vàng có thể tích cực trong ngắn hạn nhưng xét trong trung và dài hạn, vàng không phải một kênh đầu tư quá hiệu quả.

Câu chuyện đầu tư thế nào trong bối cảnh lạm phát tăng cao, căng thẳng địa chính trị leo thang là chủ đề chính được hai chuyên gia từ Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital Việt Nam trao đổi trong toạ đàm với VnExpress chiều 18/3.

Tình hình lạm phát gia tăng
Tình trạng lạm phát gia tăng do ảnh hưởng của vĩ mô

Đánh giá về những tác động từ căng thẳng địa chính trị tại Ukraine tới Việt Nam, bà Đặng Nguyệt Minh, phụ trách khối nghiên cứu của Dragon Capital Việt Nam, cho rằng những biện pháp cấm vận, căng thẳng thương mại sẽ tác động trực tiếp tới lạm phát, thương mại, hoạt động của doanh nghiệp.

Với diễn biến giá hàng hóa cơ bản tăng vọt, giá dầu có thời điểm lên gần 140 USD. Nhóm nghiên cứu Dragon Capital đã điều chỉnh tăng dự báo CPI năm nay lên ngưỡng 3,7 đến 5,3% so với mức 3,58 đến 4,18% trong kịch bản cũ.

Tìm hiểu chi tiết: Topi

2. Dự báo lạm phát năm 2022

Với dự báo mới, kịch bản cơ sở với Việt Nam năm 2022 là lạm phát giữ ở ngưỡng 4,2% với giá dầu Brent trung bình khoảng 110 USD mỗi thùng.

Kịch bản    Giá dầu Brent trung bình (USD/thùng)    Lạm phát 2022 (%)
Giá hiện tại    95 USD    3,7%
Kịch bản cơ sở    110 USD    4,2%
Kịch bản xấu    130 USD    5,3%
Tuy nhiên, theo bà Minh, nếu so giữa rủi ro lạm phát thời điểm hiện tại với giai đoạn năm 2011 thì mức độ rủi ro thấp hơn nhiều. Năm 2011, tất cả hàng hóa đều tăng mạnh, gồm cả thực phẩm như giá gạo và thịt lợn, còn hiện nay giá hai mặt hàng này ổn định. Yếu tố thứ hai là tính ổn định của kinh tế vĩ mô với xu hướng chính sách tiền tệ giữ cân bằng trong 5 năm qua. “Áp lực lạm phát có tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát được”, bà Minh nhận xét.

Dự báo lạm phát năm 2022
Lạm phát năm 2022 có khả năng tăng cao

Với sự khác nhau trong số liệu phân tích và cảm nhận của người tiêu dùng, chuyên gia từ Dragon Capital cho rằng, khác biệt đến từ góc nhìn.

Với giới phân tích, vấn đề lạm phát được nhìn trong một bức tranh tổng thể với rổ hàng hóa gồm nhiều cấu phần. Trong đó, có nhóm chịu tác động trực tiếp từ giá năng lượng khiến mặt bằng giá cả tăng lên, nhưng cũng nhiều nhóm giữ ở mức thấp. Xét trong một bức tranh chung, tỷ lệ lạm phát năm nay có thể chỉ quanh ngưỡng 4%.

Trong khi đó, cảm nhận về lạm phát của người tiêu dùng có phần khác biệt, áp lực tăng giá cao bởi góc nhìn của họ hẹp hơn, chủ yếu xoay quanh những thứ tiêu dùng hàng ngày. Giá cả những mặt hàng này chịu ảnh hưởng từ diễn biến giá hàng hóa, năng lượng nên tăng cao hơn. Trong khi những nhóm vẫn giữ ở mức thấp như chi phí lưu trú, du lịch, nghỉ dưỡng; lại không phải nhóm dịch vụ được tiêu dùng thường xuyên.

3. Có nên đầu tư vàng khi làm phát tăng

Xét về khía cạnh đầu tư, trong những giai đoạn thị trường biến động; các kênh trú ẩn an toàn, như đầu tư vào vàng và trái phiếu; là những kênh được nhà đầu tư thường nghĩ đến. Tuy nhiên, theo ông Bùi Minh Long, Trưởng phòng quản lý danh mục đầu tư Quỹ DCDS của Dragon Capital, vàng không phải một kênh đầu tư phù hợp cho dài hạn.

“Tài sản chúng ta nên đầu tư nhất là tài sản đem lại giá trị gia tăng tốt nhất. Những kênh như vàng thường tạm ổn trong ngắn hạn, nhưng xét về dài hạn thì vàng thường không mang lại hiệu suất cao”, ông Long nhận xét. Cứ mỗi chu kỳ 10 năm, thị trường thường sẽ có 1-2 năm biến động, tạo cơ hội cho vàng. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư xem vàng như một kênh dài hạn thì họ đã bỏ qua cơ hội trong 8 năm còn lại.

Có nên đầu tư vàng khi làm phát tăng
Có nên đầu tư vàng khi lạm phát tăng

Theo tính toán của nhóm phân tích Dragon Capital, xét trong khung thời gian 10 năm và 20 năm. Tỷ suất sinh lời của vàng chỉ cao hơn việc nắm giữ USD; và thấp hơn so với ba kênh đầu tư còn lại là bất động sản, trái phiếu và cổ phiếu.

4. Các kênh đầu tư an toàn khác

Cổ phiếu, kênh đầu tư mang lại mức sinh lời vượt trội nhất trong 20 năm gần đây, theo ông Long. Bởi nó đại diện cho doanh nghiệp, nhóm tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội. Kể cả trong môi trường lạm phát hay xung đột địa chính trị thì về dài hạn. Các doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục làm việc, tìm kiếm cơ hội đầu tư và tăng trưởng.

Các kênh đầu tư an toàn khác
Đầu tư các danh mục thông minh khi lạm phát tăng

Mặc dù kênh chứng khoán và bất động sản vẫn hấp dẫn, theo ông Long; việc lựa chọn đầu tư như thế nào lại không còn đơn giản.

Như bất động sản, việc tìm kiếm sản phẩm ưng ý là điều không dễ; phải căn cứ trên nhiều yếu tố như vị trí, pháp lý, hạ tầng. Tương tự với cổ phiếu, việc tìm kiếm doanh nghiệp tốt cũng không đơn giản.

Cái khó là nhà đầu tư hay nhìn thị trường chung, thấy những diễn biến lên xuống thất thường và lo sợ. Trong khi về bản chất, nếu nhà đầu tư tìm kiếm những doanh nghiệp mà họ nắm rõ, hiểu về chi tiết, việc lựa chọn sẽ dễ hơn. Với những người không có thời gian hoặc kiến thức chuyên môn để đầu tư, ông Long cho rằng việc tìm đến các quỹ đầu tư là giải pháp thích hơn. Từ đó, giúp giảm thiểu rủi ro và tối ưu tỷ suất sinh lời.

Tìm hiểu thêm: appvaytien