Tỷ lệ bao phủ nợ xấu được xem là thước đo khả năng phòng thủ của ngân hàng trước rủi ro nợ xấu. Đây cũng chính là công cụ tốt không chỉ cho các ngân hàng mà còn được nhiều nhà đầu tư sử dụng trước những quyết định đầu tư của mình. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm và ứng dụng của tỷ lệ này ngay sau đây nhé!
Tỉ lệ bao phủ nợ xấu là gì?
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (Non-performing loan ratio) là tỷ lệ được các ngân hàng sử dụng để đánh giá khả năng phòng thủ của mình trước những rủi ro liên quan đến vấn đề nợ xấu.
Khi tiến hành cho vay, ngân hàng thường phải đối mặt với nguy cơ không thu hồi được khoản nợ. Nếu người đi vay không thể trả nợ sau 90 ngày so với thời hạn thanh toán, đây được coi là khoản nợ xấu của ngân hàng. Lúc này ngân hàng có thể sử dụng tỉ lệ bao phủ nợ xấu làm thước đo để theo dõi và quản trị rủi ro.
Công thức tính tỷ lệ bao phủ nợ xấu nhanh chóng
Tỷ lệ này được tính theo công thức:
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu = Số dư dự phòng nợ xấu/Tổng dư nợ xấu
Tuy nhiên trên thực tế, các ngân hàng Việt Nam thường không tách bạch về khoản dự phòng nợ xấu trong các báo cáo của mình. Vì thế, người ta có thể sử dụng tỷ lệ bao phủ nợ quá hạn để theo dõi.
Theo đó:
Tỷ lệ bao phủ nợ quá hạn= (Dự phòng cụ thể + Dự phòng chung)/Tổng nợ quá hạn
Trong đó dự phòng cụ thể là khoản tiền dùng để dự phòng cho những tổn thất có khả năng xảy ra đối với từng tài sản cụ thể với những rủi ro tương ứng. Dự phòng chung là khoản tiền dùng để dự phòng cho tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được chính xác. Nó được tính bằng 0,75% số dư nợ nhóm 1, 2, 3, 4 trừ các khoản tiền gửi, mua bán trái phiếu,… theo quy định của pháp luật.
Tác dụng của tỉ lệ bao phủ nợ xấu lên thị trường
Nợ xấu là một vấn đề khó giải đối với các ngân hàng. Nó có thể gây tổn thất lớn nếu không có các biện pháp dự phòng ban đầu. Tính toán và theo dõi tỉ lệ bao phủ nợ xấu sẽ giúp các ngân hàng kiểm soát tốt khả năng phòng thủ của mình.
Khi xảy ra nợ xấu, ngân hàng có thể nhanh chóng trích lập khoản dự phòng để bù đắp. Nhờ đó hoạt động của ngân hàng được đảm bảo diễn ra bình thường.
Đây cũng là công cụ hữu ích cho nhà đầu tư. Bạn có thể tham khảo nó khi nghiên cứu đầu tư vào nhóm ngành ngân hàng. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi kiến thức về nguyên tắc kế toán và phân loại nợ. Vì thế, nhà đầu tư nên tập trung hơn vào những số liệu thực tế hoạt động của ngân hàng. Từ đó có thể đánh giá việc trích lập dự phòng và đối phó rủi ro.
So sánh tỷ lệ bao phủ nợ xấu với tỷ lệ dự phòng rủi ro
Bên cạnh tỉ lệ bao phủ nợ xấu, ngân hàng còn quan tâm đến tỷ lệ dự phòng rủi ro. Đây cũng là một tỷ lệ phản ánh khoản dự phòng của ngân hàng trước rủi ro khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Nhà đầu tư có thể sử dụng một trong hai tỷ lệ này để đánh giá khả năng phòng thủ của ngân hàng khi nghiên cứu đầu tư.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tuy chỉ mang tính tương đối nhưng nó cũng là một công cụ hữu ích để đánh giá khả năng dự phòng rủi ro nợ của ngân hàng. Đừng quên tiếp tục theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức đầu tư bổ ích nhé!
Xem nhanh: Phương pháp VSA là gì? Cách giao dịch chứng khoán hiệu quả với phương pháp VSA