Lương 10 triệu, tiêu tết như thế nào cho hợp lý?

Nhu cầu chi tiêu và sắm sửa luôn tăng cao vào mỗi dịp Tết. Và không phải ai cũng có một khoản lớn với nguồn thu nhập cao để chi tiêu thoải mái. Với mức lương 10 triệu đồng mỗi tháng, chúng ta cần phải tiêu tết như thế nào để hợp lý nhất?,

Lên kế hoạch chi tiêu ngày tết

Dù bạn có một khoản chi phí ăn Tết bao nhiêu thì việc lên kế hoạch chi tiêu ngày Tết cũng là việc cần làm đầu tiên. Nó không chỉ mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quan về số tiền cần chi tiêu mà còn giúp bạn cân đối giữa các khoản một cách hợp lý nhất.

Lên kế hoạch chi tiêu ngày tết

Kế hoạch chi tiêu ngày tết cũng là danh sách các đầu mục cần phải mua sắm, đi lại, biếu quà hai bên nội ngoại, họ hàng. Nó sẽ giúp bạn kiểm soát được nguồn chi, đồng thời không bỏ quên những việc cần làm trong dịp Tết.

Hãy tính toán và lập kế hoạch chi tiêu hợp lý nhất để tránh lãng phí và quá tải so với nguồn tài chính của gia đình. Và cụ thể, với số tiền 10 triệu đồng, trước hết bạn cần phải chia ra rõ ràng các khoản như sau:

Biếu hai bên ông bà nội ngoại: 3 triệu đồng

Tiền mừng tuổi: 1-2 triệu đồng

Tiền sắm sửa: 4 triệu đồng

Tiền đi lại: 1-2 triệu đồng

Sắm sửa: 4 triệu

Tham khảo thêm: 11+ Bí quyết cắt giảm chi tiêu hiệu quả mà bạn nên biết!

Tiền biếu ông bà nội – ngoại

Việc biếu quà hoặc tiền ông bà nội ngoại hai bên là để thể hiện sự hiếu thuận, hướng về gia đình nên tùy thuộc vào hoàn cảnh bạn có thể biếu ông bà đúng với khả năng của mình mà không biến nó thành gánh nặng.

Bạn có thể dùng 1,5 triệu để biếu trực tiếp hoặc có thể trích ra 500 nghìn đồng để mua quà và biếu 1 triệu đồng tiền mặt.

Với sự đa dạng trong mẫu mã quà tặng tết, bạn đã có thể mua được một giỏ quà đầy đủ các loại bánh kẹo, rượu, thuốc sang trọng để tặng cho bố mẹ mình. Hoặc nếu khéo tay, bạn có thể tự mua các loại bánh trái để về tự gói giỏ quà Tết. Nó cũng giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá mà vẫn đảm bảo được giá trị của nó.

Tiền biếu ông bà nội - ngoại

Tiền mừng tuổi

Khoản tiền mừng tuổi thường là khoản hay bị sai số nhiều nhất trong tính toán kế hoạch chi tiêu. Để tiết kiệm được chi phí và làm đúng với tinh thần mừng tuổi lấy hên đầu năm mới, bạn nên khéo léo trong việc mừng tuổi cho trẻ nhỏ.

Không nên đưa trực tiếp tiền tận tay mà bạn nên bỏ vào những chiếc phong bao lì xì có chia sẵn các mệnh giá khác nhau từ 10 nghìn đến 100 nghìn đồng. Bạn nhớ đánh dấu chúng bằng những dấu hiệu nhận biết riêng.

Với những người lớn tuổi và những em bé mới sinh thì bạn sẽ mừng 100 nghìn, còn những người còn lại sẽ tùy theo mức độ thân quen mà mừng tuổi 10 nghìn, 20 nghìn, 50 nghìn tùy tính toán.

Việc lì xì cho năm mới mang tính chất vui vẻ, may mắn chứ không nên tạo tâm lý về giá trị. Nên để ở mức 1-2 triệu đồng là hợp lý nhất với khoản chi phí tết cho gia đình dành 10 triệu để chi tiêu.

Chi phí đi lại

Không phải ai cũng làm việc và sinh sống gần với bố mẹ hai bên. Chính vì thế, việc di chuyển trong ngày tết cũng là một bài toán tài chính đối với nhiều gia đình trẻ. Có phương tiện cá nhân hay không thì khi di chuyển trong quãng đường xa để về quê hay thăm nom họ hàng cũng cần chi phí xăng xe hay tiền vé.

Để tiết kiệm hơn, bạn có thể đi chung xe với gia đình người quen hoặc chọn phương tiện giá rẻ hơn (tàu hỏa, ô tô) nếu gia đình ở xa.

Tiền để sắm sửa Tết

Sắm sửa tết luôn là một bài toán khó nhằn với một chi phí eo hẹp. Với 4 triệu đồng, phải làm thế nào để Tết vẫn ấm áp, đủ đầy mà không lạm thêm vào các khoản kinh phí khác.

Ngay từ đầu tháng 12 âm lịch, bạn đã cần phải lên kế hoạch chi tiết những thứ cần mua, những thứ không cần thiết có thể bỏ lại.

Bạn nên chọn một loại cây, hoa trang trí để tiết kiệm mà không nên bày vẽ quá nhiều loại. chỉ một cành đào hoặc một cây quất cũng đủ làm không khí ngày Tết được đủ đầy rồi. Cả hoa ban thờ và cây trang trí sẽ mất khoảng 300 – 400 nghìn đồng cho tổng chi phí.

Tiền để sắm sửa Tết

Những món đồ trang trí cho ngày tết bạn có thể lựa chọn ở những cửa hàng hoặc các dịch vụ làm đồ handmade, giá rất mềm mà vẫn đảm bảo đẹp với giá từ 200-300 nghìn đồng

Mâm ngũ quả sẽ không tốn mất quá nhiều tiền nên hãy lựa chọn những loại quả truyền thống trong mâm lễ tùy từng miền để bày biện. Nó chỉ chiếm khoảng 250-300 nghìn đồng trong tổng chi phí của bạn.

Thực phẩm ngày Tết sẽ được bạn sử dụng trong khoảng 3 triệu đồng. Nếu bạn về quê ăn tết thì có thể góp trực tiếp tiền cho bố mẹ để sắm tết chung.

Còn nếu ăn tết riêng thì bạn nên mua sắm như sau:

Về thực phẩm ăn mặn như giò chả, thịt bò, thịt lợn, gà, rau dưa, đồ khô sẽ có chi phí khoảng 2 triệu đồng.

Còn lại sẽ dành khoảng 500 nghìn để mua bánh trái, nước ngọt.

Còn lại 500 nghìn sẽ là tiền để dự trù đề phòng các trường hợp phát sinh.

Với sự thu vén khéo léo của mình, chúng tôi tin rằng, bạn hoàn toàn có thể chi tiêu hợp lý trong khoản tiền 10 triệu đồng trong dịp Tết sắp tới mà vẫn cảm thấy ấm áp và đủ đầy.

Xem thêm: https://topi.vn/tai-chinh-ca-nhan