Cách định giá công ty chuẩn nhất 2023

Định giá doanh nghiệp là việc sử dụng các phương pháp định giá để xác định được giá trị của doanh nghiệp. Có 6 phương pháp để xác định: phương pháp tỷ số bình quân, phương pháp giá giao dịch, phương pháp tài sản, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu và phương pháp chiết khấu dòng cổ tức.

Định giá công ty là gì?

Muốn hiểu được định giá doanh nghiệp thì trước tiên phải hiểu được giá trị doanh nghiệp là gì. Nhà đầu tư có thể xem xét trên 2 giá trị mà một doanh nghiệp có thể mang lại:

Định giá công ty là gì?

Thứ nhất, giá trị thanh lý là toàn bộ số tiền họ có được khi doanh nghiệp bán hết các tài sản của nó và chấm dứt hoạt động kinh doanh;

Thứ hai, giá trị hoạt động liên tục là giá trị hiện tại của dòng tiền tạo ra trong tương lai, bắt đầu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là giá trị vốn chủ sở hữu mà còn tất cả các tài sản sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, với mục đích chính là mang lại lợi nhuận về cho chủ sở hữu cùng các bên liên quan.

Như vậy, ta rút ra được, định giá doanh nghiệp chính là việc xác định được giá trị doanh nghiệp thông qua việc sử dụng các phương pháp định giá.

Tìm hiểu ngay bài viết: Tích sản cổ phiếu là gì? Có nên tích sản cổ phiếu trong năm 2023

Tại sao cần định giá công ty

Thường thì khi chủ sở hữu quyết định ngừng kinh doanh và muốn bán doanh nghiệp thì mới được định giá. Tuy nhiên, ít nhất mỗi năm cần đánh giá công ty một lần, lý do vì:

Định giá doanh nghiệp có thể giúp chủ sở hữu doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh hơn nếu có sự cố bất ngờ xảy ra, chủ động hơn trong giá cả và giữ được tối đa lợi ích nếu có ý định bán doanh nghiệp;

Việc cập nhật trị giá công ty theo thời gian hỗ trợ việc sáp nhập doanh nghiệp một cách nhanh chóng;

Nếu có kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp hoặc có quyết định mời thêm cổ đông thì việc định giá này cũng đem lại nhiều thuận lợi;

Cùng giúp tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp, là cơ sở để ngân hàng đánh giá việc vay vốn của doanh nghiệp;

Tạo niềm tin cho đối tác, nhà cung cấp cũng như các khách hàng và nhà đầu tư.

Tại sao cần định giá công ty

Phương pháp định giá phổ biến nhất 2022

Phương pháp định giá qua tỷ số bình quân

Là phương pháp thẩm định giá thông qua tỷ số thị trường trung bình của những doanh nghiệp tương đồng.

Những doanh nghiệp tương đồng phải thỏa mãn các yếu tố:

Tương đồng với doanh nghiệp cần định giá dựa trên các yếu tố: ngành nghề kinh doanh chính, các chỉ số tài chính và các rủi ro trong tài chính và kinh doanh.

Tại thời điểm hoặc gần thời điểm (không quá 01 năm) thẩm định giá, có thông tin về giá cổ phần được giao dịch thành công trên thị trường.

Các tỷ số thị trường sẽ xem xét bao gồm: Tỷ số giá trên thu nhập bình quân, tỷ số giá trên doanh thu bình quân, tỷ số giá trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu bình quân, lãi vay và khấu hao bình quân, tỷ số giá trị doanh nghiệp trên doanh thu, tỷ số giá trị doanh nghiệp trên lợi nhuận trước thuế (EBIT).

Các doanh nghiệp được sử dụng là các doanh nghiệp đã niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán.

Nguyên tắc:

Đồng bộ nhất quán các cách thức xác định các chỉ số tài chính và tỷ số thị trường giữa các doanh nghiệp với nhau;

Các thông tin về chỉ số tài chính, tỷ số thị trường phải được tổng hợp từ nhiều nguồn tin cậy khác nhau.

Phương pháp định giá phổ biến nhất 2022

Phương pháp định giá qua giá giao dịch

Là phương pháp thẩm định giá thông qua giá giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần thành công trên thị trường của chính doanh nghiệp đó.

Áp dụng với doanh nghiệp có ít nhất 03 giao dịch chuyển nhượng cổ phần/vốn góp thành công trên thị trường diễn ra trong vòng 01 năm đổ lại.

Nguyên tắc:

Các giao dịch chuyển nhượng phải là giao dịch thành công. Các thẩm định viên phải xem xét đánh giá cho thật kỹ càng.

Xem thêm: Phương pháp VSA là gì? Cách giao dịch chứng khoán hiệu quả với phương pháp VSA

Phương pháp định giá qua tài sản

Là phương pháp thẩm định giá thông qua tính tổng giá trị của các tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của chính doanh nghiệp đó.

Nguyên tắc:

Tài sản được xem xét trong quá trình định giá gồm cả tài sản hoạt động và phi hoạt động của doanh nghiệp, nói chung là toàn bộ tài sản không trừ cái nào;

Ban lãnh đạo cấp cao (TGĐ, GĐ) phải phối hợp trong quá trình kiểm kê, khảo sát hiện trạng của tài sản, phân loại tài sản kèm theo các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng để phục vụ cho việc định giá;

Nếu thẩm định viên không được cung cấp thông tin đầy đủ thì họ sẽ tự đánh giá và xem xét đưa ra các giả thiết cần thiết, đưa hạn chế này vào phần loại trừ và hạn chế này vào phần loại trừ và hạn chế của chứng thư và báo cáo kết quả.

Khi định giá theo cơ sở giá trị thị trường thì giá trị các tài sản của doanh nghiệp là giá trị thị trường của tài sản đó tại thời điểm tiến hành định giá.

Cần áp dụng phương pháp định giá phù hợp với các loại tài sản vô hình không thỏa mãn điều kiện để ghi vào sổ sách kế toán hoặc không ghi nhận trên sổ sách.

Với các tài sản được hạch toán bằng ngoại tệ thì áp dụng theo hướng dẫn đổi tỷ giá của Chuẩn mực kế toán Việt nam khi lập và trình bày BCTC (báo cáo tài chính).

Phương pháp định giá qua chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp

Là phương pháp định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do với giá trị hiện tại của các tài sản phi hoạt động của chính doanh nghiệp tại thời điểm thẩm định.

Với trường hợp doanh nghiệp là CTCP (công ty cổ phần), giả định các cổ phần ưu đãi của công ty như cổ phần thường. Điều này phải được nêu rõ trong phần hạn chế của chứng thư và báo cáo kết quả.

Phương pháp định giá qua chiết khấu dòng cổ tức

Là phương pháp định giá thông qua việc tính tổng giá trị chiết khấu dòng cổ tức của doanh nghiệp.

Với trường hợp doanh nghiệp là CTCP thì vẫn giả định các cổ phiếu ưu đãi bằng cổ phiếu thường như phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do.

Phương pháp định giá qua chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu

Là phương pháp thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần định giá.

Công thức xác định dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu: Ta lấy lợi nhuận sau thuế cộng với khấu hao cộng với nợ mới phát sinh rồi trừ đi tổng chi đầu tư vốn, vốn luân chuyển thay đổi ngoài tiền mặt và chênh lệch vốn hoạt động thuần cùng các khoản nợ gốc.

Lợi nhuận sau thuế được tính ở đây đã loại trừ các khoản lợi nhuận từ tài sản phi hoạt động;

Chi phí đầu tư vốn sẽ gồm các khoản chi cho đầu tư tài sản cố định, tài sản dài hạn nhưng không đủ điều kiện ghi nhận là tài sản cổ định, chi mua công cụ nợ của đơn vị khác, góp vốn vào đơn vị khác (nếu có);

Vốn luân chuyển thay đổi ngoài tiền mặt và chênh lệch vốn hoạt động thuần sẽ bằng các khoản phải thu ngắn hạn cộng hàng tồn kho cộng tài sản ngắn hạn khác và trừ đi nợ ngắn hạn (không tính vay ngắn hạn).

Tóm lại, định giá doanh nghiệp là một khâu quan trọng trong quá trình sáp nhật, giải thể, tái cơ cấu tổ chức hoặc cổ phần hóa doanh nghiệp. Cũng là căn cứ để các bên tham gia giao dịch có thể đàm phán và thương lượng các mức giá khi tiến hành giao dịch doanh nghiệp với các mục đích khác nữa.

Tìm hiểu thêm những thông tin thú vị tại: https://appvaytien.net